Trang chủ / Blog / Tư vấn chọn mua chân loa tốt, phù hợp với dàn âm thanh nhà bạn

Tư vấn chọn mua chân loa tốt, phù hợp với dàn âm thanh nhà bạn


Chân loa đóng rất nhiều vai trò trong cuộc sống như trang trí căn nhà, dùng để làm giá đỡ và hỗ trợ cho âm thanh của loa tốt hơn,... Vì vậy, việc chọn mua chân loa vô cùng quan trọng giúp bạn có được chất lượng âm thanh tốt nhất trong gia đình. Hãy cùng Việt Huy Audio tìm hiểu ngay cách chọn mua chân loa tốt, phù hợp với dàn âm thanh nhé!

1 Chân loa là gì? Ưu điểm của chân loa

Chân loa là gì?
Chân là một phụ kiện không thể thiếu đối với những cặp loa, giúp nâng đỡ các cặp loa tạo ra không gian vị trí phù hợp. Chân loa cũng giúp tạo ra âm thanh hay hơn, chân loa còn đóng một vai trò quan trọng về tính thẩm mỹ trong không gian nhà của bạn.
Chân loa là gì?

Ưu điểm của chân loa: 
  • Chân loa làm tăng tính thẩm mỹ trong không gian sống.
  • Ngoài ra, việc sắm chân loa còn có tác dụng nâng đỡ loa có công suất cao phù hợp với tầm nghe của người dùng, từ đó cho người dùng trải nghiệm nghe nhạc tốt hơn.
  • Bên cạnh đó, chân loa còn hạn chế những cộng hưởng rung chấn của loa tránh làm những khó chịu cho người dùng.
Ưu điểm của chân loa


2 Tầm quan trọng của chân loa trong hệ thống âm thanh

Chân loa có 2 tác dụng chính dành cho loa đặc biệt là dành cho dòng loa bookshelf.
  • Nâng đỡ vật dụng:
Những cặp loa bookshelf thường có hình dáng nhỏ và lùn, chân loa sẽ giúp nó lên vị trí cao hơn và phù hợp với tai của bạn hơn.
Ngoài ra, việc đưa cặp loa lên vị trí cao hơn sẽ giúp cho căn phòng của bạn trở nên ngăn nắp và có tính thẩm mỹ hơn. Cặp loa bookshelf ở vị trí cao sẽ giúp cặp loa được tôn vẻ đẹp lên nhiều so với đặt dưới sàn hoặc trên bàn.
Nâng đỡ vật dụng
  • Hạn chế cộng hưởng rung chấn của loa:
Loa khi sử dụng sẽ phát ra tiếng khiến các bộ phận bên trong rung lên, các nhà sản xuất tính toán để tránh khả năng cộng hưởng xảy ra. Trên thực tế, việc rung lắc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của loa.
Để giảm thiểu chấn động rung khi hoạt động, người ta thiết kế chân loa giúp loại bỏ rung chấn cho loa. Từ đó, loa sẽ hoạt động ổn định hơn và tránh được các hiện tượng méo, nhiễu, ồn hoặc mất chi tiết.
Hạn chế cộng hưởng rung chấn của loa


3 Những trường hợp cần sử dụng chân loa để bố trí

Trường hợp 1: Tường nhà không chắc chắn

Thông thường, người dùng thường chọn cách treo loa tường để có được âm thanh hay nhất và gọn gàng, thuận tiện trong gia đình.
Tuy nhiên, nếu kết cấu tường nhà bạn không chắc chắn thì nên lựa chọn chân loa để đặt loa nhằm bảo vệ kết cấu và an toàn trong gia đình. Giải pháp sử dụng chân loa bạn nên cân nhắc, mặc dù chất lượng loa treo tường vẫn tốt hơn.
Loa siêu trầm Klipsch SUB100-BK


Trường hợp 2: Diện tích phòng nghe nhạc nhà bạn lớn

Trong trường hợp ở không gian rộng lớn bạn nên bố trí và sử dụng chân loa để đặt loa. Đó là một phương án tối ưu và hợp lý để lựa chọn đặt loa giúp có được chất lượng âm thanh tốt nhất của cả bộ dàn âm thanh mang lại.
diện tích rộng


4 Mẹo chọn chân loa phù hợp với dàn âm thanh nhà bạn

Vật liệu

Về mặt vật liệu, chân loa sẽ phải nhiều tác động do lực rung từ loa truyền xuống. Do đó, nên ưu tiên chọn các vật liệu bền và rắn chắc. Bên cạnh đó, khối lượng phải đủ nặng để giữ thăng bằng cho khối loa ở bên trên.
  • Chân loa gỗ:
Với vật liệu gỗ sẽ ưu tiên mang lại cho bạn một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, vật liệu gỗ thường bị thiếu độ nặng dẫn đến không giữ được thăng bằng cho cặp loa bên trên.
Việc sử dụng vật liệu gỗ cũng cần được bảo quản kỹ càng để gỗ không bị mối mọt hay ẩm mốc. Bạn sẽ phải cẩn trọng xem xét về môi trường xung quanh chỗ cần đặt loa trước khi quyết định đầu tư.
Chân loa gỗ
  • Chân loa kim loại:
Đối với các vật liệu kim loại sẽ mang lại cho bạn một độ bền vượt trội và được rèn chính xác hơn so với khi sử dụng vật liệu gỗ. Tính thẩm mỹ của vật liệu kim loại sẽ mang tính hiện đại với giá thành rẻ hơn.
Ngoài ra, khi sử dụng chất liệu kim loại sẽ có giá thành rẻ hơn so với vật liệu gỗ thì vật liệu kim loại là lựa chọn hợp lý.
Chân loa kim loại

Vật liệu nào là tốt nhất để lấp đầy các khoảng rỗng trong chân loa, cát hoặc chì?
Cát và chì là hai vật liệu được nhiều người sử dụng nhất để lấp đầy các khoảng trống trong chân loa, bởi chúng có tỷ trọng phù hợp với phần trống của chân loa cùng với giá rẻ và dễ tìm kiếm.
Tuy nhiên, chì chính là vật liệu tốt nhất bởi chúng có trọng lượng rất nặng và nặng hơn nhiều so với các chất liệu khác và chì cũng dễ mang lại sự ổn định cho chân loa.


Chân trụ

Chân trụ là phần chịu lực, và giữ thăng bằng chính. Do đó, với chân trụ càng nặng và to bè thì loa càng vững. Trong một số trường hợp chân trụ không đủ nặng có thể khiến loa bị rung lắc có nguy cơ bị ngã cao.
Để tránh các rủi ro xấu có thể xảy ra với chiếc loa mắc tiền của bạn thì nên tìm các chân loa có khả năng độn thêm cát hoặc chì vào chân đế để tăng trọng lượng.
Chân trụ


Phần đỡ loa

Hiện nay, đa số phần đỡ loa của chân loa được làm bằng chất liệu cao su nhằm đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng. Vì cao su có độ ma sát cao và không làm ảnh hưởng hay tổn hại đến phần vỏ của loa.
Đối với chất liệu chân bằng đinh tán có khả năng hạn chế tốt hơn. Tuy nhiên, chất liệu này lại dễ gây tổn thương cho loa do chúng quá sắc trong thiết kế. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên dùng nên lựa chọn cao su là chất liệu ở phần đỡ của loa.
Phần đỡ loa


Phần đế của chân loa

Ở phần đế của chân loa, nếu chân trụ của loa càng nặng và to thì chân kê loa càng vững trãi. Vì vậy, bạn nên lựa chọn chận trụ của phần đế loa phù hợp với trọng lượng và hiệu suất hoạt động của loa để đảm bảo có âm thanh tốt nhất.
Phần đế của chân loa


Trọng lượng chân loa

Đánh giá trọng lượng là một trong những yếu tố hàng đầu để lựa chọn chân loa. Chân loa phải có khả năng chịu lực tương đương với trọng lượng của loa.
Bạn không nên lựa chọn những loa quá lớn đặt trên chân loa sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, trọng lượng chân loa cũng ảnh hưởng đến hạn chế rung lắc khi nghe nhạc.
Trọng lượng chân loa


Chiều cao chân để loa

Tùy vào loa được đặt trên bàn hay dưới sàn nhà mà bạn sẽ phải lựa chọn cho mình một chiều cao phù hợp cho cặp chân loa. Thông thường bạn nên chọn loại có chiều cao sao cho độ cao của loa tweeter (loa cao tần) ngang với tai người nghe.
Chiều cao chân loa


Khả năng giấu dây loa

Tính năng này thường không mấy quan trọng nhưng lại là điều kiện hàng đầu đối với một số người thích sự ngăn nắp.
Nếu bạn là một người ghét dây dài lòng thòng vương vãi trên sàn thì một chiếc chân loa có đường dẫn cáp âm sẽ giúp dàn loa của bạn trở nên gọn gàng và sạch sẽ hơn. Đặc biệt là đối với các dàn nhạc đa kênh thì dây nhợ là vấn đề vô cùng khó giải quyết.
Khả năng giấu cáp


Phần tiếp xúc giữa loa và chân loa

Đối với lớp đệm giữa chân loa và loa, thông thường để đảm bảo độ chống sốc và loại bỏ nhanh các rung chấn phát ra từ loa thì nhà sản xuất sẽ ưu tiên sử dụng cao su hoặc silicon.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất chọn thay thế lớp cao su bằng chân đinh nhọn để cố định cặp loa tốt hơn, tuy nhiên phương án này sẽ làm tổn hại đến đế loa của bạn.
Phần tiếp xúc giữa loa với chân loa


Phần tiếp xúc giữa chân loa và sàn nhà

Tương tự, phần tiếp xúc giữa chân loa và mặt sàn cũng sẽ được nhà sản xuất lót chân đệm cao su nhằm truyền và triệt tiêu lực rung một cách nhanh nhất. Bạn nên lót thêm một miếng vải mỏng phía dưới để tăng hiệu quả giảm rung.
Một số nhà sản xuất sẽ sử dụng chân loa bằng chân đinh, phương pháp này loại bỏ độ rung tốt nhưng sẽ có thể làm tổn hại đến sàn nhà của bạn, nên lưu ý lựa chọn loại chân đế cho phù hợp.
Phần tiếp xúc giữa chân loa với mặt sàn