Trang chủ / Blog / Độ nhạy của loa là gì? Làm thế nào để điều chỉnh độ nhạy của loa hợp lý

Độ nhạy của loa là gì? Làm thế nào để điều chỉnh độ nhạy của loa hợp lý


Trong tất cả những loại loa, thì độ nhạy của loa là một trong những thông số kỹ thuật thiết yếu của loa. Độ nhạy của loa có tác dụng ảnh hưởng đến khả năng phát âm thanh của loa. Vậy độ nhạy của loa là gì? Làm thế nào để điều chỉnh độ nhạy của loa hợp lý, hãy cùng Việt Huy Audio tham khảo ngay nhé!


Độ nhạy của loa là gì? Nhận biết về ý nghĩa của độ nhạy

Độ nhạy của loa là gì?
Độ nhạy của loa luôn tồn tại ở bất kỳ các thiết bị loa, có nhiệm vụ là phản ánh mức độ phát ra âm thanh to của loa đến đâu. Thay hiểu theo cách khác, độ nhạy của loa cho bạn biết mức độ âm thanh phát ra của loa lớn bao nhiêu trong cùng mức điện áp đầu vào và một môi trường tiêu chuẩn nhất định.
Độ nhạy tính bằng đơn vị Decibel (dB). Ở mỗi thiết bị khác nhau, sẽ có độ nhạy khác nhau.
Độ nhạy của loa có nhiệm vụ là phản ánh mức độ phát ra âm thanh to của loa đến đâu

Ý nghĩa của độ nhạy
Độ nhạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các thiết bị loa. Nó có công dụng ảnh hưởng đến khả năng phát âm thanh mức độ lớn bao nhiêu. Khi độ nhạy của sản phẩm càng lớn, chứng tỏ âm thanh phát ra to.
Trên thị trường hiện nay, các mẫu loa có độ nhạy ở mức khoảng 80 - 90 dB, mức trung bình 87 dB. Chúng ta có thể thấy rằng khoảng cách giữa 80 dB và 90 dB không lớn, nhưng loa có độ nhạy ở mức 90 dB lại có âm lượng lớn gấp đôi so với mức 80 dB.
Để đáp ứng tốt nhu cầu nghe nhạc khi sử dụng, nếu bạn chọn mua loa có độ nhạy cao thì amply cần có công suất thấp. Ngược lại, độ nhạy của loa thấp thì amply phải có công suất cao, vì độ nhạy giữa loa và amply có mối quan hệ tương phản đặc biệt.
Độ nhạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các thiết bị loa
Minh họa là Loa thanh soundbar Samsung 5.1 HW-Q60R


Cách để nhận biết độ nhạy của loa? Tìm hiểu cách đọc của độ nhạy

Cách để nhận biết độ nhạy của loa
Để nhận biết độ nhạy của loa, bạn có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cách đơn giản và phổ được được nhiều người sử dụng là đặt loa trong một môi trường tiêu chuẩn, nhưng môi trường đó phải có khả năng tiêu âm hoàn toàn. 
Bạn hãy đặt micro phía trước loa khoảng 1 - 2m, nhưng lưu ý rằng khoảng cách giữa các loa và micro bằng nhau. Chẳng hạn như, mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2.83V, amply có trở khàng là 8 ôm.
Chúng ta có công thức như sau: 
Bình phương của hiệu điện thế chia cho trở kháng.
Tức là trong trường hợp này (2.83)^2/8 = 8.0089/8 = 1W. Khi đó, bạn hãy quan sát mức dB ở micro hay của đồng hồ SPL. Đây chính là độ nhạy của loa.
Để nhận biết độ nhạy của loa, bạn có rất nhiều cách khác nhau

Tìm hiểu cách đọc của độ nhạy
Bạn theo dõi ví dụ như sau: 
  • 2.83V/m: Loa được đầu nối với hiệu điện thế đầu vào là 2.83V, có khoảng cách là 1m.
  • 2.83V/2m: Loa được đầu nối với hiệu điện thế đầu vào là 2.83V, có khoảng cách là 2m.
Tương tự như những mức hiệu suất đầu vào và khoảng cách khác, chúng ta sẽ có cách đọc tương tự. Đối với hiệu điện thế đầu vào là 2.83V thì sẽ có độ nhạy khoảng 80 dB - 90 dB.
Tìm hiểu cách đọc của độ nhạy
Minh họa là Loa thanh soundbar LG SN5R


Loa nên có độ nhạy tốt nhất là bao nhiêu? Có nên tăng độ nhạy của loa không?

Loa nên có độ nhạy tốt nhất là bao nhiêu?
Ở thị trường hiện này, những thiết bị loa trang bị điện áp tiêu thụ chuẩn đầu vào là 2.83V và có độ nhạy dao động trong khoảng từ 80 - 90 dB, mức trung bình 87 dB. Loa có độ nhạy càng cao thì mức độ âm thanh phát ra càng lớn, to. Bạn theo dõi thông số cụ thể như sau:
  • 90 dB trở lên: Loa có độ nhạy tốt.
  • 88 dB: Loa có độ nhạy trung bình.
  • 80 dB: Loa có độ nhạy kém.
Loa có độ nhạy dao động trong khoảng từ 80 - 90 dB
Minh họa là Loa thanh Samsung HW-Q950

Có nên tăng độ nhạy của loa không?
Hầu hết, các nhà sản xuất đều không tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất. Nếu bạn tăng độ nhạy của loa lên quá cao nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thông số kỹ thuật khác trong thiết bị.
Chẳng hạn như, màng loa trong loa siêu trầm có khả năng linh động, nhạy bén, nhưng bạn tăng độ nhạy loa lên quá cao sẽ khiến âm thanh dễ bị méo dạng và dễ lại giảm tuổi thọ thiết bị. Độ nhạy của loa còn liên đến công suất hoạt động của amply như đã nói ở trên.
Hầu hết, các nhà sản xuất đều không tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất
Minh họa là Dàn máy Sony HT - S350


Những lưu ý hiểu sâu hơn về độ nhạy của loa

Sự chênh lệch giữa các độ nhạy của loa

Độ nhạy của loa thường dao động trong khoảng 80 - 90 dB, chúng có sự chênh lệch thực sự rất lớn. Đối với loa có độ nhạy là 80 dB sẽ có âm lượng phát ra nhỏ gấp hai lần đối với loa có độ nhạy 90 dB. 
Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng mức độ này sẽ không ảnh hưởng đến kể. Chính vì vậy, khi mua loa, bạn cần lưu ý và tìm hiểu kỹ về những thông số kỹ thuật có trên thiết bị, nhằm có sự chọn lựa phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Độ nhạy của loa thường dao động trong khoảng 80 - 90 dB, chúng có sự chênh lệch thực sự rất lớn
Minh họa là Cặp loa Soundbar Denon S516


Tìm hiểu và phân biệt giữa hiệu suất và độ nhạy

Người dùng thường không phân biệt rõ giữa hai cụm từ "hiệu suất" và độ nhạy" khi chọn mua thiết bị loa. Độ nhạy và hiệu suất là hai thông số kỹ thuật khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện hiệu quả hoạt động của loa. 
Tìm hiểu kỹ hơn về hiệu suất, nó thể hiện có bao nhiêu giá trị điện năng được chuyển hóa thành công suất âm thanh. Hiệu suất thường có phần trăm rất nhỏ, chỉ vài %, vì công suất đi vào loa bị chuyển thành nhiệt năng, lan tỏa vào môi trường. Từ đó, có hiệu suất chúng ta sẽ biết được độ nhạy và ngược lại.
Độ nhạy và hiệu suất là hai thông số kỹ thuật khác nhau hoàn toàn