Trang chủ / Tin tức và kiến thức âm thanh / Độ nhạy của loa là gì? Có nên điều chỉnh độ nhạy loa không?

Độ nhạy của loa là gì? Có nên điều chỉnh độ nhạy loa không?


Độ nhạy của loa là gì?Độ nhạy của loa là gì?

1. Độ nhạy của loa là gì?

Độ nhạy là thông số dùng để mô tả độ lớn âm thanh phát ra từ loa, tính bằng đơn vị Decibel (dB). Trong cùng một môi trường tiêu chuẩn và nhận cùng mức điện áp đầu vào, loa nào có độ nhạy càng lớn thì loa đó sẽ có khả năng phát nhạc to hơn. Độ nhạy của mỗi sản phẩm loa sẽ khác nhau.
Độ nhạy mô tả độ lớn của âm thanh mà loa có thể phát raĐộ nhạy mô tả độ lớn của âm thanh mà loa có thể phát ra
Như vậy, độ nhạy là đại lượng mô tả tính chất về độ lớn chứ không phải chất lượng âm thanh. Bên cạnh đó, thông số này cũng sẽ ảnh hưởng khi bạn ghép nối loa với amply. Cách chọn amply phù hợp với độ nhạy của loa như sau:
● Loa có độ nhạy càng cao thì chọn amply có công suất nhỏ.
● Loa có độ nhạy càng thấp thì chọn amply có công suất lớn hơn.
>>> Xem thêm: Giải quyết ngay sự cố loa bị ù khi bật amply

2. Cách xác định độ nhạy của loa là gì?

Có nhiều cách để chúng ta nhận biết được loa có độ nhạy lớn hay không. Nếu phần thông số kỹ thuật của sản phẩm không đề cập đến, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách sau: Đặt loa trong môi trường tiêu chuẩn và có khả năng tiêu âm tốt, sau đó đặt micro cách loa một khoảng từ 1 đến 2 mét. Nếu bạn kiểm tra nhiều loa cùng lúc thì khoảng cách từ các micro đến các loa phải bằng nhau.
Đơn vị đo độ nhạy là dBĐơn vị đo độ nhạy là dB
Sau đó bạn cho phát âm thanh từ loa (nếu có nhiều loa, thì mức điện áp đầu vào giữa các loa phải bằng nhau). Sau đó, bạn có thể quan sát mức dB trên màn hình led tích hợp trên micro hoặc đồng đồ SPL, đó chính là độ nhạy của loa.

3. Cách lựa chọn độ nhạy của loa là gì?

Đa số các dòng loa trên thị trường hiện nay đều trang bị mức điện áp tiêu thụ đầu vào tiêu chuẩn là 2,83V và độ nhạy sẽ dao động từ 80dB đến hơn 90dB. Thông thường, độ nhạy khoảng 87dB là mức trung bình, trên 90dB là loa có độ nhạy tốt, còn nếu thông số này chỉ ở mức 80dB tức là loa có độ nhạy kém.
Loa Paramax F-2000 có độ nhạy 92 dBLoa Paramax F-2000 có độ nhạy 92 dB
Dù khoảng cách giữa 80dB và 90dB không quá xa nhưng sự chênh lệch về độ nhạy của chúng trên thực tế là rất lớn. Loa 90dB có thể phát ra mức âm lượng cao gần gấp đôi so với loa chỉ có độ nhạy 80dB. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu thưởng thức âm nhạc mà chúng ta nên có sự lựa chọn loa với độ nhạy phù hợp nhé.

4. Có nên điều chỉnh độ nhạy loa không?

Các nhà sản xuất đều khuyến nghị rằng người dùng không nên điều chỉnh để tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất vì nó sẽ ảnh hưởng đến các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm hoặc các thiết bị ghép nối, đặc biệt là amply, từ đó làm biến dạng chất lượng âm thanh ban đầu. Do đó, chúng ta nên lựa chọn loa có độ nhạy phù hợp khi chọn mua để hạn chế tình trạng phải thay đổi độ nhạy của thiết bị.
Loa karaoke Yamaha KMS-710 BLACK //G có độ nhạy 90dBLoa karaoke Yamaha KMS-710 BLACK //G có độ nhạy 90dB

5. Tổng kết

Như vậy, độ nhạy của loa là đại lượng mô tả độ lớn của âm thanh mà thiết bị có thể phát ra, thông số này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trải nghiệm giải trí của người nghe và quá trình chọn amply để ghép nối. Vì vậy, khi mua loa, chúng ta cũng cần quan tâm đến độ nhạy để lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho dàn âm thanh trong gia đình.
Hy vọng những nội dung về độ nhạy của loa là gì mà Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích khi chọn mua loa. Để khám phá thêm nhiều mẹo hay trong quá trình sử dụng các thiết bị điện tử, hãy truy cập ngay vào chuyên mục Kinh nghiệm mua sắm để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé!
>>> Xem thêm: Trở kháng loa là gì? Những thông tin quan trọng cần biết