Trang chủ / Blog / Giao tiếp NFC là gì?

Giao tiếp NFC là gì?


Trong thế giới smartphone, chuẩn kết nối NFC nổi lên như một hiện tượng mới, thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng. Vậy chuẩn kết nối NFC hay giao tiếp là gì?

NFC là gì?

NFC (viết tắt của Near-Field Communications) là công nghệ giao tiếp trường gần, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps.
Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn (trong khoảng cách 4 cm) nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn. Thiết bị được trang bị NFC thường là điện thoại di động.
Điện thoại có thể giao tiếp với các thẻ thông minh (hay còn gọi là Tag), một điện thoại khác, hay các thiết bị giải trí, điện tử hỗ trợ NFC. Ngoài ra, NFC còn được kết hợp nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, vé gửi xe điện tử, thanh toán hóa đơn…
Thẻ NFC là một mạch rất mỏng, lưu giữ thông tin đơn giản (có thể ghi lại được). Nó không cần sử dụng nguồn điện.
Nexus S – Chiếc điện thoại Android đầu tiên có NFC
Nexus S – Chiếc điện thoại Android đầu tiên có NFC
Nexus S – Chiếc điện thoại Android đầu tiên có NFC

Ngày nay, công nghệ NFC đang được định hướng để trở thành một công cụ thanh toán trên di động hiệu quả. Một chiếc smartphone hay máy tính bảng gắn chip NFC có thể thực hiện giao dịch qua thẻ tín dụng hoặc đóng vai trò như một chìa khóa hoặc thẻ ID. Gần đây nhất là việc Apple mang NFC lên bộ đôi iPhone 66 Plus để phục vụ cho tính năng Apple Pay.
Sử dụng ngay chiếc điện thoại đang dùng làm ví điện tử đang là xu thế mới hiện nay, và giao tiếp tầm ngắn NFC giúp cho việc bảo mật được tốt hơn.
Sử dụng ngay chiếc điện thoại đang dùng làm ví điện tử đang là xu thế mới hiện nay, và giao tiếp tầm ngắn NFC giúp cho việc bảo mật được tốt hơn.

Vào thời điểm hiện tại, NFC được tích hợp vào rất nhiều thiết bị chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau, và gần như trở thành một tiêu chuẩn chung cho những điện thoại cao cấp mới ra mắt. Bao gồm cả Android, iOS và Windows Phone cũng như BlackBerry 10.
Nhật Bản là quốc gia đã áp dụng NFC rất sớm. Vào tháng 7/2004, chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ NFC để thanh toán di động đã được ra mắt ở Nhật Bản và đến thời điểm này đã có khoảng 100 triệu người đăng ký dịch vụ thanh toán di động qua công nghệ NFC. Công nghệ Nhật Bản sử dụng gọi là "FeliCa", một công nghệ riêng nhưng nó cũng được xây dựng trên nền của NFC. Dù vậy, Nhật Bản cũng đang cố gắng tiêu chuẩn hóa công nghệ của họ để phù hợp hơn với thế giới.


NFC hoạt động như thế nào?

Để NFC hoạt động, chúng ta buộc phải có 2 thiết bị, 1 là thiết bị đọc (thường là điện thoại) và thiết bị thứ 2 là đích (target – thường là điện thoại khác, thẻ nfc, loa ngoài…). Thiết bị đọc sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện từ) đủ để cung cấp năng lượng cho thiết bị đích ở chế độ bị động. Vì thế, như có nói ở trên: thẻ NFC không cần năng lượng để hoạt động, mà khi cần nó sẽ lấy từ thiết bị đọc. Đây là 1 đặc điểm cực kỳ có ý nghĩa vì nó cho phép người ta chế tạo những tags, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn hơn do không phải dùng pin.
Nhờ NFC mà chúng ta chỉ cần chạm 2 thiết bị vào với nhau là chúng có thể kết nối, không cần phải khai báo nhiều thứ như Bluetooth. Thông thường thì chúng ta hay chạm 2 điện thoại để gửi hình, link web, thông tin … hay như hình dưới đây là chạm điện thoại vào tai nghe có NFC để kết nối chúng với nhau một cách nhanh chóng.
NFC hoạt động như thế nào?


Ứng dụng thực tế?

Với những đặc tính nổi bật của mình thì NFC được ứng dụng rất rộng rãi và tính năng cao cấp nhất mà người ta hay nói tới là thanh toán điện tử. Ngoài ra, với điện thoại và thiết bị có hỗ trợ NFC thì còn là tính năng kết nối nhanh chóng và đơn giản
Ứng dụng thực tế?

Sử dụng phương tiện công cộng: Có thể coi đây là 1 phần của thanh toán di động nhưng nó cũng nên được đề cập riêng. Các phương tiện vận chuyển công cộng ở các thành phố lớn rất cần những phương thức thanh toán tiện lợi như NFC.
Mua vé: Bạn có thể mua bất cứ loại vé nào với điện thoại NFC, từ vé phim, vé ca nhạc, các sân vận động hay thậm chí thay cho việc làm thủ tục ở sân bay hay đơn giản hơn là thẻ gửi xe điện tử.
Chìa khóa: Hãy tưởng tượng đến việc vứt bỏ toàn bộ chìa khóa của bạn ở nhà mà thay vào đó là 1 chiếc điện thoại di động. Với việc sử dụng NFC, tất cả những gì bạn cần làm là chạm nhẹ vào cửa nhà, văn phòng hay khách sạn, khởi động xe.....
Check-in và đánh giá về 1 địa điểm nào đó: Gần đây, Google đã bắt đầu dán những nhãn NFC trên 1 số cửa hàng, nhà hàng tại Mỹ. Với điện thoại NFC, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào là đã tham khảo được thông tin, đánh giá, thức ăn hay hàng hóa bên trong. Những bạn hay sử dụng Foursquare để checkin cũng được lợi, không cần mạng hay GPS nữa mà chỉ cần chạm vào thẻ để checkin.
Trao đổi dữ liệu: Hai điện thoại NFC có thể thực hiện để trao đổi dữ liệu sau khi thiết lập kết nối bằng cách đưa chúng vào trong phạm vi hoạt động của NFC. Người dùng chỉ cần chạm điện thoại của mình với người khác và dữ liệu sẽ được chuyển giao.
Đối với việc ghép Bluetooth hoặc Wi-Fi: Người dùng chỉ cần mang hai thiết bị hỗ trợ NFC lại với nhau, NFC sẽ tạo môi trường để chúng kết nối với nhau mà không cân khai báo qua nhiều bước.
Nhìn chung, tuy có nhiều tác dụng nhưng việc sử dụng NFC được chia làm 3 nhóm chúng: Touch and Go (ví dụ như chạm vào để mở cửa), Touch and Confirm (bổ sung thêm 1 lớp bảo mật cho thanh toán di động, chẳng hạn như nhập mã PIN để xác nhận thanh toán) hay Touch and Connect (chia sẻ dữ liệu với 1 thiết bị khác).
Chạm để gửi – ứng dụng phổ biến nhất của NFC.
Chạm để gửi – ứng dụng phổ biến nhất của NFC.