Trang chủ / Blog / Loa full là gì? Tìm hiểu chi tiết về loa full trong dàn âm thanh

Loa full là gì? Tìm hiểu chi tiết về loa full trong dàn âm thanh


Loa full có khả năng phát ra âm thanh tự nhiên, giọng hát chuẩn mà không cần dùng mạch phân tần. Cùng VIỆT HUY AUDIO tìm hiểu loa full là gì cũng như một số chi tiết về loa full trong dàn âm thanh nếu bạn có dự định sử dụng dòng loa này nhé!

Loa full là gì?

Loa full còn gọi là loa full range hoặc loa toàn dải, là tên gọi chung cho hầu hết các dòng loa được sử dụng ở sân khấu, hội trường và đám cưới.
Loa full là hệ thống âm thanh được gói gọn trong 1 thùng loa, có thể phát ra được 3 dải âm - âm trầmâm trungâm cao cũng như có khả năng tái tạo âm thanh ở nhiều tần số khác nhau. Trên thị trường, một số loa full thường gặp là loa full đôi và loa full đơn.
Loa full là gì?


Cấu tạo của loa full

Không khác gì nhiều so với các loại dòng loa khác, loa full cũng có cấu tạo tương tự.
Trong đó, bộ phận nón loa phụ thường được thiết kế nhỏ - nằm ở bên trong màng loa, có khả năng tăng cường việc phát dải âm ở tần số cao. Ngoài ra, phần màng loa được làm bằng chất liệu nhựa, giấy, kim loại hoặc sợi tổng hợp.
Bên cạnh đó, mỗi thùng loa full có kiểu thiết kế khác nhau sẽ phát ra âm thanh có đặc điểm khác nhau, như:
  • Open Baffle Enclosure (kiểu thùng hở): thường phát ra âm trầm ở tần số thấp.
  • Bass Reflex Enclosure (kiểu thùng phản hồi tiếng trầm): giúp tăng âm bass nhờ vào chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi.
  • Back-Loaded Horn Enclosure - BLH (kiểu thùng kèn sau): Thường có kích thước khá lớn để đảm bảo chiều dài của kèn, giúp tăng độ nhạy và tái tạo âm trầm.
Cấu tạo của loa full


Ưu, nhược điểm của loa full trong dàn âm thanh

Ưu điểm của loa full

  • Truyền tải âm thanh tự nhiên, giọng hát chuẩn nhờ tín hiệu âm thanh đi thẳng từ amply (hoặc cục đẩy vang ) đến bộ phận loa full (có cấu tạo duy nhất 1 thùng loa phát ra được 3 dải âm tần mà không cần sử dụng mạch phân tần).
  • Tái tạo âm thanh vượt trội nhờ màng loa được làm từ chất liệu nhẹ và không sử dụng linh kiện LCR ở phân tần nên không làm giảm tín hiệu.
Ưu nhược điểm của dòng loa full
Cặp Loa Karaoke JBL KI510


Nhược điểm của loa full

  • Có thể gây méo biên độ và tần số âm thanh phát ra từ nón loa phụ. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng thêm LCR nhưng ngược lại sẽ làm giảm độ nhạy vốn có của loa.
  • Có thể xuất hiện dải tần hẹp đối với loa full sử dụng màng loa bằng giấy, từ đó không đáp ứng được chất lượng âm thanh trong các bản nhạc mạnh hoặc hòa tấu nhiều nhạc cụ.
  • Gặp khó khăn trong việc chọn bộ khuếch đại để phối ghép với loa full, vì ít có amply hoặc cục đẩy công suất phù hợp.
Nhược điểm của loa full